Ghi chú Phan_Xích_Long

  1. Bồi: phiên âm của boy, chỉ người sai việc ở nhà, ở khách sạn hoặc ở tiệm ăn (theo Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991).
  2. Theo GS. Trần Văn Giàu thì Nguyễn Hữu Trí là người Cần Giuộc (Long An). Ông đã lên núi Tà Lơn thuộc tỉnh Kam-pốt (Campuchia) xây dựng một ngôi chùa lớn, giả dạng tu hành để mưu cuộc chống Pháp. Nhờ khéo vận động, một thời gian sau ông đã lập được một tổ chức kháng Pháp tương đối có hệ thống gồm nhiều hội kín ở nhiều tỉnh thuộc Nam Kỳ (Lược sử Thành phố Hồ Chí Minh, in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 1, 1987, tr. 269). Tuy nhiên, có sách cho rằng lúc bấy giờ, ở làng Đa Phước (tỉnh Chợ Lớn) có Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp đang nuôi lòng đánh Pháp. Tháng 7 năm 1911, lúc đi Tân Châu mua bắp về bán, họ tình cờ gặp Phan Phát Sanh, được Sanh chỉ dạy đạo giáo và phương thức tập hợp quần chúng. Về Chợ Lớn, Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp chọn một ông lão tên Nguyễn Văn Kế, tuyên truyền đó là Phật sống. Nhận được tin, chủ tỉnh Chợ Lớn đến bắt ông Kế nhưng sau đó lại thả. Chuyện đang thuận lợi thì ông Kế chết vào tháng 2 năm 1912, Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Hiệp bèn trở lại Tân Châu tìm Phan Phát Sanh tôn làm lĩnh tụ. Kể từ đấy Phan Phát Sanh tự xưng là Phan Xích Long, con vua Hàm Nghi và cũng tự phong mình là Hoàng đế (Việt Lâm, cuộc nổi dậy ở Sài Gòn 1913, in trong sách Nam Bộ xưa và Nay do nhà xuất bản TP. HCM và tạp chí Xưa và Nay ấn hành).
  3. Sơn Nam, Cá tính miền Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 89.
  4. Theo Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Tập 1, tr. 268) và Vương Hồng Sển (Sài Gòn năm xưa, tr. 270-271).
  5. 1 2 Theo Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa, (nhà xuất bản TP. HCM, 1991, tr. 270-271) và Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam(nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992, tr.793).
  6. Nhóm Chợ Lớn có Tư Mắt (Nguyễn Văn Trước), bắt chước Đơn Hùng Tín trong truyện Tàu Thuyết Đường, nghĩa là chuộng lối sống "trọng nghĩa khinh tài", "hoạn nạn tương cứu", nên rất có uy tín trong giới giang hồ lúc bấy giờ. Về sau Tư Mắt vào tu ở chùa Giác Lâm (Chợ Lớn)
  7. Ngày tháng chép theo Sơn Nam (Thiên Địa Hội và cuộc Minh Tân, tr. 141) và nhóm Đinh Xuân Lâm (Đại cương lịch sử Việt Mam, tr. 202). Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế chép là "rạng sáng ngày 16" (Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tr. 793).
  8. Đồng Tập Trận là vùng đất dùng làm nơi luyện tập và diễu binh của quân đội nhà Nguyễn đầu thế kỷ 19. Khu vực rộng lớn này, nay là vùng đất hai bên đường 3 tháng 2 và Điện Biên Phủ thuộc quận 3 và quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Xem thêm báo Tuổi Trẻ
  9. Các con số chép theo Địa chí văn hóa TP. Hồ Chí Minh (phần Lịch sử, tr. 271). Vụ xét xử và hành quyết vội vàng này đã khiến vài người Pháp bất mãn, trong đó có Chưởng lý Tricon đã công khai phản đối hành động trên của Thống đốc Nam Kỳ (Sơn Nam, Cá tính miền Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr, 90). Số lần bắn, số người bị bắn mỗi lần, học giả Vương Hồng Sển kể y như trên. Ngoài ra, ông còn cho biết thêm: 1/ Hôm phá khám có trời mưa lớn. Rạng ngày người nào mặc áo trắng quần màu đen đều bị bắt, và phần đông đều bị xử tử hình (tác giả nghe kể lại). 2/ Hồ sơ xử bắn gửi qua Pháp để chuẩn y, nhưng Đại thẩm viện bên ấy ra lịnh ân xá, nhưng khi hồ sơ trở về thì việc bắn hai lần đã xong. Quan tòa và quan chức có liên quan thảy đều bị thuyên chuyển (Nửa đời còn lại. Nhà xuất bản Tổng hợp TP. HCM, 2013, tr. 70).
  10. Khi ấy, Nguyễn Hiệp chỉ mới 27 tuổi (theo Đặng Lễ Nghi, Thơ Phan Xích Long hoàng đế bị bắt, Nhà xuất bản Định Thái Sơn, 1914). Chưa biết tuổi Nguyễn Hữu Trí khi mất, nhưng chắc cũng cùng trang lứa với Nguyễn Hiệp.